Nội dung bài viết
Nhôm được biết đến là kim loại có tính chống oxy hóa cao nhờ vào lớp màn oxit nhôm bao phủ toàn bộ bề mặt. Gần như không thể bị gỉ sét hay oxy hóa nặng như đồng hay sắt trong điều kiện môi trường ngoài trời. Chính vì ưu điểm đó, nhôm dần trở nên phổ biến trong các thiết kế kiến trúc và xây dựng, tiêu biểu nhất là cửa đi và cửa sổ các loại.
Tuy nhiên lớp màn oxit nhôm này vẫn có thể bị ăn mòn do các tác nhân hóa học hoặc môi trường ẩm có chứa Clorua. Dù bền bỉ và có sức chống chịu tốt là vậy, nhưng vật liệu nhôm cũng sẽ hư hỏng nặng nếu không được thi công đúng cách. Sau đây là 3 Nguyên nhân hàng đầu khiến các sản phẩm nhôm cửa hư hỏng nhanh chóng và Cách khắc phục.
ĂN MÒN NHÔM KHI TIẾP XÚC BÊ-TÔNG TƯƠI (VỮA TƯƠI)
Bê-tông tươi ăn mòn Nhôm thanh định hình trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt là thực trạng xảy ra khá nhiều tại một số công trình hiện nay. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này và làm cách nào để bảo vệ Nhôm thanh khỏi sự ăn mòn của bê-tông tươi ?
Trong phản ứng hóa học, nhôm có phản ứng với kiềm, thường có trong bê-tông, xi măng, vữa…Khi lắp đặt khung nhôm vào bê-tông tươi sau 24h, môi trường dồi dào khí CO2 trong bê-tông tươi kết hợp cùng độ ẩm chưa kịp khô đi, nhiệt lượng của quá trình thủy hóa đông đặc bê-tông liên tục gia tăng, tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình ăn mòn kim loại, phá vỡ lớp oxit nhôm vốn có của vật liệu nhôm.
Theo Concrete Construction Magazine (Tạp chí chuyên ngành xây dựng bê-tông tại Hoa Kì), bê-tông tươi ăn mòn nhôm bằng việc giải phóng Hydro, điều này khiến các sản phẩm nhôm bị oxi hóa một cách “đáng thương”. Sự hiện diện của thành phần Clorua trong bê-tông tươi sẽ càng làm tăng tốc độ ăn mòn nhôm. Từ đó, dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng đối với các sản phẩm từ Nhôm thanh như: cửa nhôm, mặt dựng nhôm, vách kính nhôm… nếu tiếp xúc trực tiếp với bê-tông tươi.
Cách khắc phục:
Trong xây dựng, việc để các sản phẩm Nhôm tiếp xúc bê tông tươi là đốt cháy giai đoạn và không đúng kỹ thuật. Giải pháp tốt nhất để bảo toàn cho các sản phẩm từ nhôm không bị ăn mòn, đó là chỉ lắp đặt sản phẩm khi phần bê-tông đã khô hoàn toàn. Như vậy, cả bê-tông lẫn sản phẩm nhôm cũng sẽ đạt được tuổi thọ lâu dài. Bởi nếu để nhôm và bê-tông tươi tiếp xúc nhau, Nhôm bị ăn mòn, Bê tông cũng sẽ bị xốp hơn, do sự giải phóng Hydro.
Tóm lại, hiện tượng bê-tông tươi ăn mòn nhôm thanh định hình hoàn toàn có xảy ra nếu để chúng tiếp xúc nhau và có thể khắc phục khi ta cho thi công và lắp đặt đúng quy trình không đốt cháy giai đoạn. Các đặc tính của nhôm của nhôm thanh sẽ không bị ảnh hưởng, nếu được thi công đúng cách trong quá trình xây dựng và lắp đặt.
MÔI TRƯỜNG NHIỄM MẶN, KIỀM NẶNG KẾT HỢP ĐỘ ẨM CAO
Tại những khu vực có độ mặn và độ kiềm cao như vùng biển, vùng ngập mặn, những khu vực đang xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn. Hiện tượng ăn mòn kim loại trong các vật liệu xây dựng diễn ra trầm trọng. Nhôm cũng gặp tình trạng tương tự.
Giải thích khoa học cho hiện tượng ăn mòn này, tại các khe hở xuất hiện trong quá trình khoan cắt, nếu trong môi trường có ion Cl– (đặc biệt khu vực gần biển hoặc bị nước mặn xâm nhập), ion này sẽ bị hút vào những kẽ hở, kết hợp sự ứ đọng hơi nước do độ ẩm cao, gây ra phản ứng với Al(OH)+ tạo ra Al(OH)2+ .
Cả ion Clorua và Hydro khiến nhôm tan nhanh hơn, vì vậy gia tăng tốc độ ăn mòn. Sự tích tụ của sản phẩm ăn mòn trở thành một rào cản đối với sự khuếch tán oxy, điều này có nghĩa nhôm nguyên chất bị ngăn cản. Tạo thêm màn oxit nhôm chống oxi hóa trong khi đó clorua ngày càng tăng và ngưng đọng, khiến tình trạng ăn mòn ngày càng trầm trọng.
Cách khắc phục:
- Đảm bảo rằng tất cả các vết cắt và lỗ khoan gia công được phủ bằng vật liệu chống thấm.
- Sử dụng chất bịt kín, chống nước lọt vào.
- Tránh độ ẩm tích tụ và gia tăng sự lưu thông không khí ở bề mặt nhôm cần bảo vệ.
- Giảm sự tiếp xúc giữa nhôm và độ ẩm, sử dụng hiệu quả chất silicon bịt kín.
- Giảm clo trong vật liệu xây dựng (ví dụ: sử dụng cát xây dựng đã rửa sạch).
- Tránh nhôm tiếp xúc với môi trường kiềm cao (như bê tông, vữa xây còn ướt).
NHÔM THI CÔNG VÀ LẮP CHUNG VỚI KIM LOẠI KHÁC
Trong xây dựng và đời sống, khi hai kim loại khác nhau được lắp ghép và tiếp xúc trực
tiếp với nhau sẽ xảy ra hiện tượng gỉ sét do ăn mòn điện hóa. Hiện tượng này gây hư hại công trình và tiêu tốn chi phí sửa chữa, thay thế vật liệu. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng này.
Ăn mòn điện hóa xảy ra khi một kim loại tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua chất xúc tác hoặc nhân tố dẫn điện khác với một kim loại khác tính chất khác. Nguyên nhân cơ bản cho quá trình ăn mòn điện hóa là do mỗi một kim loại có một độ dẫn điện nhất định. Khi chúng tiếp xúc với nhau thông qua môi trường dẫn điện như axit sulfuric (có trong nước mưa) hoặc natri axetat sẽ dẫn đến sự trao đổi điện tích.
Bảng trong hình cho chúng ta thấy được mức độ xảy ra ăn mòn của các cặp kim loại với nhau. Màu xanh nhạt: 2 kim loại hoàn toàn phù hợp . Màu xanh đậm: 2 kim loại cùng loại không xảy ra phản ứng, màu đỏ: 2 kim loại có xảy ra hiện tượng ăn mòn.
Cách khắc phục:
– Khi lắp đặt, cách ly những kim loại khác loại bằng vật liệu không dẫn điện để ngăn chặn sự trao đổi ion. – Sử dụng hợp chất sự xâm nhập của nước như dầu mỡ, silicon. – Sử dụng các bộ phận của công trình bằng kim loại cùng loại hoặc không gây phản ứng. – Hạn chế tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. |
Đánh giá bài viết này